Nâng mũi mỡ trung bì có tốt không? Ưu, nhược điểm của phương pháp
1. Mỡ trung bì là gì?
Mỡ trung bì là một thuật ngữ liên quan đến cấu trúc và vị trí phần mỡ trên chính cơ thể của chúng ta. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần biết về cấu trúc da, gồm ba lớp chính:
- Thượng bì (epidermis): Lớp ngoài cùng của da, bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài.
- Trung bì (dermis): Lớp giữa, chứa các cấu trúc như mạch máu, tuyến mồ hôi, nang lông và sợi collagen, giúp duy trì độ đàn hồi và bền bỉ của da.
- Hạ bì (subcutaneous layer): Lớp mỡ ở phần dưới cùng trên da giúp cách nhiệt, làm tấm đệm bảo vệ cơ thể và lưu trữ năng lượng.
Có thể nói, lớp mỡ trung bì chính là phần mô mỡ tự thân được lấy từ chính cơ thể được nằm giữa phần thượng bì và mô mỡ dưới da có chứa nhiều tế bào gốc, hệ vi mạch máu, collagen,… sống trong được trong môi trường nhiễm trùng giải quyết dứt điểm các trường hợp mũi bị nhiễm trùng, chảy mủ hay co rút đầu mũi, thường được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ.
Mỡ trung bì là gì?
2. Đối tượng nâng mũi mỡ trung bì
- Người có da mũi mỏng
Da mũi mỏng thường không phù hợp với các chất liệu nâng mũi nhân tạo vì dễ gây lộ sống hoặc biến chứng. Nâng mũi bằng trung bì mỡ giúp tạo lớp đệm tự nhiên, nâng cao sống mũi và làm dày mô da mũi.
- Người bị biến chứng từ các phương pháp nâng mũi trước
Những trường hợp nâng mũi bằng sụn nhân tạo, tiêm filler nhưng gặp biến chứng như tụt sống mũi, lộ sống, đỏ đầu mũi, hoặc nhiễm trùng có thể sử dụng mỡ trung bì để tái tạo dáng mũi an toàn hơn.
- Người có nhu cầu sửa mũi tự nhiên
Phương pháp này phù hợp cho những người mong muốn dáng mũi tự nhiên, không quá cao và hài hòa với khuôn mặt.
- Người không muốn dùng sụn nâng mũi nhân tạo
Những người sợ tác dụng phụ và bị dị ứng từ các vật liệu nhân tạo như silicon, ePTFE (Gore-Tex), hoặc sụn sinh học khác thường lựa chọn nâng mũi bằng mỡ trung bì để đảm bảo an toàn và tương thích tốt hơn.
- Người có yêu cầu thẩm mỹ cao
Phương pháp này giúp cải thiện dáng mũi một cách tinh tế và tự nhiên, phù hợp với những người kỹ tính trong việc lựa chọn phương pháp thẩm mỹ.
Đối tượng nâng mũi mỡ trung bì
3. Nâng mũi trung bì mỡ có tốt không?
Hiện nay, tỷ lệ các ca nâng mũi bị hỏng, nhiễm trùng đang tăng dần lên tại các spa, thẩm mỹ viện không uy tín, không được cấp phép hoạt động, bác sĩ không có đủ trình độ chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ, cơ sở vật chất nghèo nàn, phẫu thuật trong môi trường nhiều vi khuẩn hoặc có những trường hợp nâng mũi bị nhiễm trùng, hoại tử do cơ địa bị dị ứng với vật liệu độn hay chăm sóc sau hậu phẫu thuật không đúng cách, không theo chế độ ăn uống, sinh hoạt của bác sĩ chuyên khoa.
Với những trường hợp mũi hỏng, biến chứng sau nâng mũi, Ths.Bs Bùi Văn Cường – Giám đốc chuyên môn Thẩm mỹ viện Hương Giang chia sẻ: “Những biến chứng sau nâng nâng mũi như mũi hỏng, co rút, nhiễm trùng,… phải đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thăm khám, can thiệp làm ngay và phương pháp được giới chuyên gia lựa chọn là cấy mỡ trung bì vào mũi”.
Nâng mũi bằng cấy mỡ trung bì là phương pháp nâng mũi ít xâm lấn và ưu tiên sự tự nhiên và là giải pháp tối ưu trong việc sửa mũi giúp nâng cao sống mũi, ít có khả năng bị nhiễm trùng, tương thích với cơ thể 100%. Đây là phương pháp yêu cầu bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cao để giải quyết các trường hợp có làn da sóng mũi mỏng hoặc mũi bị nhiễm trùng, hoại tử, có tác dụng phụ do miếng cấy ghép.
Nâng mũi trung bì mỡ có tốt không?
4. Ưu, nhược điểm của nâng mũi trung bì mỡ
Ưu điểm:
- Tính tự nhiên: Mỡ trung bì giúp mũi có độ tự nhiên và tương thích tốt với cơ thể, giảm nguy cơ dị ứng và đào thải.
- An toàn: Khi sử dụng mỡ tự thân, nguy cơ biến chứng như dị ứng hoặc nhiễm trùng thường thấp hơn do không cần phải đặt sống mũi nhân tạo.
- Độ bền cao: Mỡ trung bì thường có độ bền lâu dài nếu bạn duy trì sức khoẻ, cân nặng ổn định.
- Hiệu quả thẩm mỹ: Có thể điều chỉnh dáng mũi phù hợp với từng khuôn mặt, kết quả mềm mại, hài hòa với khuôn mặt.
- Hồi phục nhanh: Thời gian lành thương ngắn, ít đau đớn, không chảy máu, không cần nghỉ dưỡng.