Nâng mũi ăn kiêng gì? Thực đơn cho người mới nâng mũi
1. Nâng mũi xong ăn kiêng gì?
Sau khi nâng mũi bạn nên kiêng các thực phẩm gây sẹo lồi và để lại vết thâm để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn sau khi nâng mũi:
- Rau muống: Đây là thực phẩm tối kỵ gây ra sẹo lồi và gây ngứa rát khi mọc da non, kiêng ăn ít nhất trong vòng 6 tháng.
- Thịt bò: Đây cũng thực phẩm thứ 2 sau rau muống vì để lại sẹo lồi, sẹo thâm.
- Đồ nếp: Gây sưng nề, tụ dịch và mưng mủ ở chỗ vết thương.
- Thịt gà: Là thực phẩm gây ngứa và đau nhức.
- Hải sản: Ăn hải sản như tôm, cua, ghẹ,… dễ gây dị ứng và dễ bị nhiễm trùng.
- Chất kích thích: Kiêng sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, café,… vì chúng làm chậm vết thương.
Ngoài ra, bạn nên kiêng thêm những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ gây tích tụ nhiệt độc khiến vết thương đau nhức, làm chậm tốc độ hồi phục.
Nâng mũi xong ăn kiêng gì?
2. Thực đơn cho người mới nâng mũi để vết thương nhanh lành
Sau khi phẫu thuật nâng mũi bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý để vết thương nhanh lành và hồi phục. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm đầy đủ dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt tăng cường sức đề kháng:
Nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất sau nâng mũi
Thực phẩm giàu vitamin
Tăng cường các loại vitamin A, C, E và chất xơ thường có trong trái cây như bưởi, cam, quýt, dâu tây, cà rốt,… tăng cường miễn dịch, tái tạo các tế bào da bị tổn thương giúp vết thương nhanh phục hồi.
Thực phẩm giàu chất xơ rau củ quả tươi
Rau củ quả tươi chưa nhiều dưỡng chất và chất xơ có trong rau củ quả như súp lơ, cải bó xôi, cà chua, củ cải trắng, bắp cải, rau diếp, cải xoăn kích thích tăng collagen cho da giúp vết thương nhanh lành.
Thịt heo giàu protein
Sau khi phẫu thuật người bệnh phải kiêng các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, còn thịt heo vô cùng lành tính, giàu chất dinh dưỡng giúp sản sinh tế bào máu, phục hồi vết thương hở nhanh chóng.
Bổ sung nước lọc
Ngoài những thực thẩm rau xanh, vitamin,… bạn cần bổ sung đủ lượng nước lọc nạp vào cơ thể sau khi phẫu thuật. Mỗi ngày bạn lên uống từ 2-3 lít nước giúp cơ thể thanh lọc và thúc đẩy quá trình trao đổi chất hàng ngày.
Thực phẩm giàu chất sắt
Loại thực phẩm chứa nhiều sắt thường có trong gan động vật, sữa tươi,… giúp tái tạo và tuần hoàn máu một cách dễ dàng.
Thực phẩm ngũ cốc giàu chất béo
Sau khi nâng mũi bạn nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt nhưu bơ, óc chó, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt chia,… rất tốt cho sức khoẻ, giúp vết thương nhanh lành.
3. Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?
Nâng mũi là cuộc tiểu phẫu nhỏ những vẫn có vết thương hở do phẫu thuật nên bạn cần thời gian để vết thương lành và phục hồi. Trước tiên bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ từ việc uống thuốc, chế độ chăm sóc và đặc biệt là việc ăn kiêng đồ ăn, thức uống. Việc kiêng khem đúng cách sẽ giúp bạn có một dáng mũi đẹp, ổn định và không bị biến chứng, biến dạng. Thời gian thực hiện ăn kiêng tuỳ vào cơ địa và tình trạng của mỗi người, thời gian cụ thể thường là từ 1-2 tháng đầu tiên sau phẫu thuật.
Để đảm bảo quá trình phục hồi ổn định sau khi nâng mũi bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thăm khám định kỳ sau khi vết thương lành hằn.
Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?