Lý do tốn hàng trăm triệu nâng cấp vòng 1 nhưng vẫn hỏng
Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ không uy tín, chất lượng
Nâng ngực là một cuộc đại phẫu. Do vậy, mọi quy trình phải đảm bảo được thực hiện trong môi trường vô khuẩn, an toàn. Tuy nhiên hiện nay, phẫu thuật thẩm mỹ trở nên phổ biến, hàng loạt các spa làm đẹp mọc lên như nấm nhưng không phải cơ sở nào cũng đảm bảo. Lựa chọn các cơ sở này để nâng cấp vòng 1 sẽ kéo theo nhiều biến chứng, rủi ro và hệ luỵ "tiền mất tật mang".
Ths.BS Bùi Văn Cường - Chuyên gia thẩm mỹ vòng 1 chia sẻ về trường hợp chị Nguyễn M, 31 tuổi, Hà Nội. Do tự ti về vòng 1 teo lép, thiếu mô tuyến nên chị đã quyết tâm thực hiện nâng cấp vòng 1. Sau khi thăm khám tại một spa, chị được tư vấn dùng phương pháp tiêm Filler để làm đầy vòng 1. Hậu quả là chỉ một tuần sau tiêm, da ở cực dưới tuyến vú của chị M bị hoại tử và đau nhức. Sau khi chụp phim MRI, nhận thấy có nhiều chất làm đầy nằm rải rác trong tuyến vú kèm theo một số khối u silicon, Ths.BS Bùi Văn Cường đã phải chỉ định cắt bỏ tổ chức hoại tử da và silicon, đồng thời phẫu thuật đặt túi ngực. Cuộc phẫu thuật sửa ngực hỏng, chị M đã khôi phục lại sức khoẻ và sở hữu vòng 1 căng tròn, phù hợp với tỷ lệ cơ thể.
Nâng ngực hỏng do tiêm filler tại spa giá rẻ
Bác sĩ thẩm mỹ có chứng chỉ hành nghề, non kém về chuyên môn
Bác sĩ muốn làm được phẫu thuật nâng ngực phải trải qua nhiều khóa đào tạo và có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Ngoài ra, Bác sĩ thẩm mỹ phải có hiểu biết về giải phẫu lồng ngực và mô tuyến vú, đồng thời phải có kinh nghiệm ngoại khoa, và đặc biệt là có "con mắt thẩm mỹ" về dáng ngực cũng như tuyến vú.
Điều kiện cụ thể để được cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ là phải có 06 năm học trường Đại học Y; 01 năm học Chuyên khoa theo định hướng; 02 năm học Thạc sĩ & Bác sĩ Chuyên khoa 1; đồng thời có ít nhất 18 tháng làm việc tại Bệnh viện có Chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Vì vậy, không phải Bác sĩ thẩm mỹ nào cũng có thể nâng cấp vòng 1.